Công ty cổ phần công nghệ môi trường ENVICO

Hồ Sơ Môi Trường, Hóa Chất: 0972 957 939 (Ms Ngân)

Hệ Thống Xử Lý: 0969 298 297 (Mr Huy)

Bảo Hành, Bảo Trì: 0938 473 386 (Mr Nhân)

Luật môi trường trong kinh doanh mới nhất năm 2024

275 Views -

Luật môi trường trong kinh doanh là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng và cần biết. Bởi hiện nay nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất ra đời gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đôi khi doanh nghiệp lại quên mất việc hướng đến sự “ phát triển bền vững”. Luật môi trường trong kinh doanh như một giải pháp tối ưu giúp quản lý, kiểm soát tình trạng gây ô nhiễm môi trường. 

Trách nhiệm của doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2022, tổng lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở Việt Nam là khoảng 71 triệu tấn, trong đó có 52 triệu tấn chất thải rắn, 19 triệu tấn nước thải và 0,01 triệu tấn khí thải. Có thể thấy, lượng chất thải từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của con người xả ra môi trường là rất đáng kể.

Do đó, luật môi trường trong kinh doanh ra đời với mục đích bảo vệ môi trường, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của quốc gia.

Luật môi trường mới nhất năm 2020 có hiệu lực từ 1/1//2022

Hình 1: Luật môi trường mới nhất năm 2020 có hiệu lực từ 1/1//2022

Là một tổ chức hoạt động kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm  tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường trong kinh doanh, sản xuất. Cụ thể, các doanh nghiệp phải:

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý chất thải, khí thải, tiếng ồn, các tác động xấu khác đến môi trường
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
  • Tuân thủ các quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

5 lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia bảo vệ môi trường

Việc chủ động tích cực tham gia thực thi các quy định về luật môi trường trong kinh doanh không chỉ có lợi cho sự phát triển bền vững mà còn mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Tăng cường hình ảnh và uy tín doanh nghiệp

Những hoạt động tích cực bảo vệ môi trường sẽ là cách thức giúp doanh nghiệp ghi điểm với trong mắt khách hàng và đối tác. Một doanh nghiệp được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội sẽ tạo được sự tin tưởng và uy tín trong lòng người tiêu dùng. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận.

  • Giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Khi doanh nghiệp áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, họ sẽ giảm thiểu được lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm được chi phí xử lý chất thải. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được chi phí năng lượng, nước, nguyên vật liệu,… do sử dụng hiệu quả hơn.

  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp có hoạt động bảo vệ môi trường tích cực sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác khi người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường. Hơn hết là thực hiện đúng trách nhiệm pháp lý. 

  • Hưởng ưu đãi từ các chính sách nhà nước

Với phương hướng phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước. Việc thực hiện bảo vệ môi trường giúp các doanh nghiệp tăng ưu thế, cơ hội trong các khoản đầu tư, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Nhà nước.

  • Tránh rủi ro pháp lý

Các doanh nghiệp vi phạm luật môi trường trong kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Mức xử phạt có thể là vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. 

>>> Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

5 lợi ích của doanh nghiệp khi tuân thủ luật môi trường trong kinh doanh

Hình 2: 5 lợi ích của doanh nghiệp khi tuân thủ luật môi trường trong kinh doanh 

Khó khăn trong việc thực hiện luật môi trường trong kinh doanh 

Mặc dù công tác thực hiện và chấp hành luật môi trường trong kinh doanh của các doanh nghiệp đang diễn ra khá tốt. Tuy nhiên, trong công tác thực hiện, các doanh nghiệp còn gặp phải nhiều thách thức, rào cản:

  • Việc đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải có thể dẫn đến tăng chi phí sản xuất, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.
  • Hệ thống pháp luật môi trường trong kinh doanh còn nhiều bất cập, chưa thống nhất và hoàn thiện, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
  • Việc giám sát và thực thi các quy định về bảo vệ môi trường còn chưa chặt chẽ là kẽ hở cho các doanh nghiệp có thể vi phạm các quy định mà không bị xử lý.

Đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường

Nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong việc thực thi luật môi trường trong kinh doanh của doanh nghiệp cần có các giải pháp thúc đẩy từ cả phía doanh nghiệp lẫn chính phủ.

Về phía doanh nghiệp: 

  • Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp.
  • Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các tổ chức, cơ quan, đoàn thể tổ chức.
  • Áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Tổ chức các lớp tập huấn về môi trường để cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các công tác bảo vệ môi trường

Hình 3: Tổ chức các lớp tập huấn về công tác môi trường

Về phía chính phủ: 

  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường trong kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường. 
  • Nâng cao hiệu quả trong việc giám sát và thực thi các quy định về bảo vệ môi trường.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư cho bảo vệ môi trường. 
  • Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong việc cấp phép, phê duyệt các dự án bảo vệ môi trường.
  • Tổ chức các chương trình, hoạt động khen thưởng, ban hành các chính sách, tôn vinh doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường.

Là một doanh nghiệp đang hoặc sắp hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, sản xuất, hãy hoàn thiện hồ sơ môi trường trước tiên vì đây là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp được cấp phép hoạt động. Vậy hồ sơ doanh nghiệp có bao nhiêu loại ? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.

Các loại hồ sơ môi trường cần có theo quy định mới nhất của pháp luật

Theo quy định của luật môi trường trong kinh doanh mới nhất, có 3 loại hồ sơ môi trường chính mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Giấy phép môi trường (GPMT): Giấy phép môi trường là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và được phép xả chất thải vào môi trường, quản lý chất thải, cũng như nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Giấy phép này đi kèm với các yêu cầu và điều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường, theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Đây là hồ sơ quan trọng giúp đánh giá tác động của dự án, công trình, hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ dựa vào ĐTM để xem xét và quyết định việc cấp phép cho các hoạt động này.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBMT): Hồ sơ này được lập để xác định các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ các dự án, công trình, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không yêu cầu ĐTM.
  • Đăng ký môi trường (ĐKMT): Loại hồ sơ này chứa thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra chất thải không thuộc Danh mục chất thải nguy hại.
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) : Theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một văn bản báo cáo tổng hợp các hoạt động và kết quả của một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Báo cáo này được lập hàng năm và gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Tùy vào ngành nghề, công suất, khối lượng phát thải… mà doanh nghiệp sẽ làm loại hồ sơ tương ứng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết doanh nghiệp mình phải làm loại hồ sơ nào thì hãy để Envico giúp bạn. 

Tổng hợp hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có

Hình 4: Tổng hợp hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có 

>>> Xem thêm: Luật môi trường năm 2020 – 6 diểm quan trọng bạn cần biết 

Thời gian và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ môi trường phụ thuộc vào loại hồ sơ. Quy trình này nhằm đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp tuân thủ quy định và cam kết đối với bảo vệ môi trường, đồng thời tối ưu hóa quy trình xét duyệt mà không làm chậm trễ quá mức.

Thực thi Luật môi trường trong kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ pháp lý, mà còn mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và xã hội. Đồng thời, hành động bảo vệ môi trường còn góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của công ty. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần hỗ trợ về hồ sơ môi trường, hãy liên hệ ngay với Envico !

 

Môi trường Envico chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, hồ sơ thủ tục môi trường, hồ sơ pháp lý hóa chất.
0909 79 44 45