Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là một trong các khoản đầu tư không thể bỏ qua. Bởi đây là khoản phí góp phần giúp thương hiệu của bạn phát triển bền vững và đúng với các yêu cầu pháp lý. Nhưng làm thế nào để có một hệ thống xử lý tương thích với mô hình sản xuất riêng của bạn? Nên lựa chọn công ty xử lý nước thải công nghiệp nào để cùng đồng hành? Hãy theo dõi bài viết để biết thêm về dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp của Envico.
Nước thải công nghiệp là gì?
Hình 1: Nước thải công nghiệp là gì
Nước thải công nghiệp là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hoặc dịch vụ trong các cơ sở công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Đây là một vấn đề môi trường nghiêm trọng vì nước thải công nghiệp thường chứa các chất ô nhiễm với nồng độ cao và đa dạng, có thể gây hại lớn đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách trước khi thải ra.
Nước thải công nghiệp là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hoặc dịch vụ trong các cơ sở công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Đây là một vấn đề môi trường nghiêm trọng vì nước thải công nghiệp thường chứa các chất ô nhiễm với nồng độ cao và đa dạng, có thể gây hại lớn đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách trước khi thải ra.
Đặc điểm và thành phần của nước thải công nghiệp
Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng và quy trình hoạt động của từng nhà máy. Tuy nhiên, một số thành phần ô nhiễm phổ biến có thể kể đến:
Các chất hữu cơ
- BOD (Biological Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxygen Demand): Đây là hai chỉ số quan trọng thể hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. BOD là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, còn COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ và một số chất vô cơ. Nước thải công nghiệp thường có BOD và COD rất cao, đặc biệt từ các ngành như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, bia, v.v.
- Dầu mỡ: Phát sinh từ các ngành chế biến thực phẩm, gia công kim loại, sản xuất dầu khí. Dầu mỡ gây cản trở quá trình xử lý sinh học và tạo lớp váng trên bề mặt nước, ngăn cản trao đổi oxy.
- Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy: Phenol, xyanua, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ… từ các ngành hóa chất, dược phẩm, xi mạ, dệt nhuộm.
Các chất vô cơ
- Kim loại nặng: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Cadmi (Cd), Crom (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Niken (Ni),… Phát sinh từ các ngành xi mạ, luyện kim, sản xuất pin, điện tử, hóa chất. Các kim loại nặng rất độc hại, có thể tích lũy trong chuỗi thức ăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
- Chất rắn lơ lửng (TSS – Total Suspended Solids): Các hạt rắn không hòa tan, gây đục nước, lắng đọng ở đáy nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
- Các hợp chất vô cơ hòa tan: Muối (NaCl, CaCl2), axit (H2SO4, HCl), bazơ (NaOH),… làm thay đổi độ pH của nước thải, gây ăn mòn đường ống và ảnh hưởng đến vi sinh vật.
- Các chất dinh dưỡng (Nitơ và Phốt pho): Phát sinh từ các ngành chế biến thực phẩm, hóa chất, phân bón. Khi xả thải ra môi trường, chúng có thể gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, làm bùng phát tảo và giảm oxy hòa tan, gây hại cho thủy sinh.
Các tác nhân sinh học
- Vi sinh vật gây bệnh: Mặc dù không phổ biến bằng nước thải sinh hoạt, nhưng một số loại nước thải công nghiệp (ví dụ: chế biến thực phẩm, giết mổ) vẫn có thể chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh.
Các yếu tố vật lý khác
- Nhiệt độ: Nước thải từ quá trình làm mát thiết bị thường có nhiệt độ cao, nếu xả trực tiếp ra môi trường có thể làm thay đổi nhiệt độ nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh.
- Độ màu: Nước thải từ ngành dệt nhuộm, sản xuất giấy, mực in thường có độ màu cao, làm giảm khả năng truyền ánh sáng vào nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh.
- Độ pH: Nước thải có thể có tính axit hoặc bazơ mạnh tùy thuộc vào ngành sản xuất, gây ăn mòn và ảnh hưởng đến môi trường.
Nguồn phát sinh của nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và các hoạt động phụ trợ của các cơ sở công nghiệp. Dưới đây là những nguồn phát sinh chính:
Nước thải từ quá trình sản xuất trực tiếp
Đây là nguồn phát sinh chính và quan trọng nhất, vì nước thải ở đây trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu, sản phẩm, và các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Tính chất và thành phần ô nhiễm của nước thải từ nguồn này phụ thuộc rất nhiều vào từng ngành công nghiệp cụ thể:
- Ngành chế biến thực phẩm và đồ uống:
- Chế biến thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm: Nước thải từ quá trình rửa nguyên liệu, làm sạch, sơ chế, chần, luộc, rửa thiết bị, sàn nhà. Nước thải thường chứa nhiều chất hữu cơ (protein, chất béo, carbohydrate), máu, lông, vảy, cặn bã, vi sinh vật.
- Sản xuất bia, rượu, nước giải khát: Nước thải từ rửa chai, rửa thiết bị, bã men, bã ngũ cốc, đường, cồn.
- Chế biến tinh bột, đường, sữa: Nước thải chứa tinh bột, đường, protein, các chất hữu cơ khác.
- Ngành dệt nhuộm: Nước thải từ các công đoạn hồ sợi, giặt tẩy, nhuộm, in hoa, hoàn tất sản phẩm. Nước thải chứa hóa chất nhuộm (thuốc nhuộm, chất trợ nhuộm), chất tẩy rửa, hồ tinh bột, phẩm màu, kim loại nặng, chất hữu cơ. Đây thường là loại nước thải có độ màu và COD rất cao, khó xử lý.
- Ngành giấy và bột giấy: Nước thải từ quá trình nấu bột, tẩy trắng, xeo giấy. Nước thải chứa lignin, cellulose, hóa chất tẩy trắng (clo, xút), chất rắn lơ lửng, axit, bazơ.
- Ngành hóa chất và dược phẩm: Nước thải từ các phản ứng hóa học, rửa thiết bị, pha chế, sản xuất. Nước thải thường chứa nhiều hóa chất độc hại, axit, bazơ, dung môi hữu cơ, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ tổng hợp.
- Ngành luyện kim, cơ khí, xi mạ: Nước thải từ quá trình rửa kim loại, tẩy gỉ, mạ điện, đánh bóng. Nước thải chứa kim loại nặng (Cr, Ni, Zn, Cu, Cd, Pb…), axit, xyanua, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng.
- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Nước thải từ rửa nguyên liệu, rửa thiết bị, làm mát, có thể chứa bụi, bùn, xi măng, vôi.
- Ngành khai thác khoáng sản: Nước thải từ quá trình tuyển quặng, rửa quặng, làm mát máy móc. Nước thải thường chứa bùn đất, kim loại nặng, hóa chất tuyển.
Nước thải từ các hoạt động phụ trợ và sinh hoạt
Ngoài nước thải trực tiếp từ sản xuất, các cơ sở công nghiệp còn phát sinh nước thải từ các hoạt động gián tiếp hoặc sinh hoạt của cán bộ công nhân viên:
- Nước thải từ hệ thống làm mát: Nước dùng để làm mát máy móc, thiết bị, lò hơi. Loại nước thải này thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường và có thể chứa một số hóa chất chống ăn mòn hoặc chống cáu cặn.
- Nước thải từ quá trình vệ sinh: Nước dùng để rửa sàn nhà xưởng, khu vực sản xuất, vệ sinh máy móc, thiết bị. Nước thải này thường chứa dầu mỡ, cặn bẩn, hóa chất tẩy rửa.
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên: Nước thải từ nhà vệ sinh, nhà ăn, khu tắm rửa của nhân viên trong nhà máy. Loại nước thải này có tính chất tương tự nước thải sinh hoạt thông thường, chứa chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh.
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy qua các khu vực sản xuất, kho bãi, bãi chứa nguyên vật liệu có thể cuốn theo các chất ô nhiễm như bụi bẩn, hóa chất rơi vãi, dầu mỡ, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung.
Tham khảo thêm : Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp nguy hại như thế nào?
Do nước thải sinh ra trong chính quá trình sản xuất nên thành phần nước lúc này có chứa rất nhiều chất phát thải, phụ gia, hóa chất,.. ở nồng độ cao. Vì thế, nước thải công nghiệp dễ làm ô nhiễm môi trường xung quanh nếu xả thải trực tiếp không qua xử lý bài bản.
Ô nhiễm nguồn nước từ nước thải công nghiệp làm mất cân bằng sinh thái. Các loại thủy – hải sản không còn nơi sinh trưởng lý tưởng. Khi ăn phải những loại cá, tôm, cua,…nhiễm chất độc sẽ dẫn đến ngộ độc, gây hại cho sức khỏe con người về lâu dài.
Nước thải công nghiệp cũng gây hại cho đất đai. Hoa màu không thế phát triển tốt sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn kinh tế của nhiều gia đình.
Hình 2: Nước thải công nghiệp nguy hại như thế nào
Nước thải công nghiệp còn làm giảm chất lượng cuộc sống của những hộ dân lân cận và kể cả cho nhân lực đang làm việc tại xưởng sản xuất.
Các doanh nghiệp nếu xem nhẹ việc quản lý nguồn nước thải công nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh tiến của công ty trong mắt khách hàng.
Quy chuẩn về xử lý nước thải công nghiệp
Chính bởi mối nguy hại tiềm tàng từ nguồn xả thải công nghiệp nên pháp luật đã đề ra các chuẩn mực nhất định buộc doanh nghiệp và công ty xử lý nước thải công nghiệp phải tuân theo. Nước thải sau xử lý cần đạt các chỉ số theo QCVN 40:2011 BTNMT sau:
STT | Thông số | Đơn vị | QCVN 40:2011 BTNMT Cột A |
1 | pH | – | 6 – 9 |
2 | Độ màu | Pt/Co | 50 |
3 | BOD5 (200C) | mg/l | 30 |
4 | COD | mg/l | 75 |
5 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 50 |
6 | Tổng Nitơ | mg/l | 20 |
Các tiêu chí lựa chọn công ty xử lý nước thải công nghiệp
Việc xử lý nước thải hiện vẫn chưa được đầu tư đúng mức, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình. Lý do chính bởi họ còn e ngại về chi phí. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ các bước thiết lập một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đúng chuẩn, cách thức vận hành và quản lý.
Hình 3: Tiêu chí lựa chọn công ty xử lý nước thải
Để giải quyết những lúng túng đó, việc lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp để đồng hành cùng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí chọn công ty xử lý nước thải công nghiệp như sau:
- Bạn nên lựa chọn các công ty có tên tuổi và uy tín để nhận được tư vấn đúng mức và phù hợp với loại hình kinh doanh của cơ sở sản xuất.
- Công ty phải có kiến thức và bề dày kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn an tâm trong việc lắp đặt, sửa chữa cũng như bảo trì hệ thống xử lý nước thải.
- Đội ngũ nhân viên giàu tâm huyết, sẵn sàng lắng nghe sẽ hỗ trợ bạn trong mọi tình huống, nhất là khi cấp thiết.
- Bạn cũng nên ưu tiên chọn công ty xử lý nước thải công nghiệp có văn phòng để dễ dàng liên hệ trực tiếp.
- Xem qua hồ sơ các dự án mà công ty xử lý nước thải đã phụ trách.
- Xem qua dịch vụ mà công ty xử lý nước thải có thể cung cấp để có cái nhìn tổng quan hơn.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp tại Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Envico
ENVICO hiện là một trong top 10 công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực công nghệ môi trường. ENVICO đã cung cấp dịch vụ và giải pháp xử lý nước thải thông qua rất nhiều dự án lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Do đó, ENVICO có thể giúp doanh nghiệp – cơ sở sản xuất kinh doanh của bạn trong việc tư vấn, thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp tại Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ENVICO diễn ra chặt chẽ nhằm đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý luôn đạt chuẩn theo quy định pháp lý. Dưới đây là sơ đồ Quy trình xử lý nước thải của ENVICO:
Hình 4: Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Song chắn rác:
Đầu tiên, nước thải sẽ đi qua song chắn rác trước khi cho chảy vào hố thu gom. Lúc này, những loại rác thô sẽ được giữ lại và loại bỏ. Điều này tránh rác thô làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phía sau.
Bể thu gom:
Kế tiếp, nước thải sẽ đi vào hố thu gom. Các hạt cát lớn được tách và làm lắng xuống đáy rồi được xử lý và thu gom lại. Nước sau đó tiếp tục được bơm đến bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Tại bể điều hòa, lượng nước được điều khiển nhờ phao mực nước để kiểm soát mực nước chỉ đạt 70% thể tích, đáp ứng việc nước có thể bơm tự động sang bể keo tụ bông. Nước thải sẽ được trung hòa bằng hóa chất nhờ máy đo pH điều khiển tự động bơm hóa chất. Trước khi đi đến bể Anoxic, nước thải được châm phèn và polymer để keo tụ các chất bẩn nhằm giảm tải nồng độ ô nhiễm.
Bể lắng 1:
Sau khi hoàn tất, nước thải công nghiệp đi đến bể lắng 1. Lúc này, quá trình lắng bông cặn nước thải được diễn ra để tiếp tục làm giảm độ ô nhiễm cho công trình sinh học phía sau. Bùn tại đây được làm lắng và thu gom lại để đưa xuống bể bùn.
Thông qua các vi sinh vật thiếu khí, các chỉ tiêu gây ô nhiễm như: BOD5, COD, P, N,…được xử lý triệt để. Lượng bùn và nước thải tuần hoàn trong bể Anoxic được khuấy trộn nhờ cánh khuấy lắp trong bể. Cơ chế này tạo điều kiện thuận lợi cho khí Nitơ thoát ra ngoài dễ dàng và dễ xử lý hơn. Nhờ đó, hàm lượng Nitơ và Photpho sẽ được cắt giảm đáng kể khi nước thải tiếp tục chảy vào bể Aerotank.
Bể Aerotank:
Bể Aerotank hay còn gọi là bể bùn hoạt tính. Trong bể chứa các vi sinh vật lơ lửng. Khí được cấp vào để hòa trộn nước thải và bùn hoạt tính. Quá trình phân hủy chỉ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính trong điều kiện khí được sục liên tục. BOD, N, P,…là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật trong bể để biến đổi các hoạt chất này thành khí trơ không tan và tạo ra tế bào mới.
Sau đó, nước chảy vào bể Aerotank sẽ tuần hoàn trở lại vào bể sinh học hiếu khí. Quá trình chuyển hóa lại tiếp tục diễn ra đan xen và tiếp nối nhịp nhàng cho đến khi vi sinh vật không còn nguồn thức ăn để chuyển hóa. Lúc này nước đủ điều kiện để chảy tiếp đến bể lắng 2.
Bể lắng 2:
Sau lắng, nếu nồng độ hữu cơ của nước thải còn cao sẽ được chuyển tiếp trở lại vào bể Anoxic và tiếp tục chu trình xử lý. Một phần bùn của bể 2 cũng được tuần hoàn nhằm đảm bảo lượng bùn lý tưởng cho bể Anoxic. Phần bùn thừa được đưa vào bể nén bùn và đi qua máy ép bùn.
Bể khử trùng:
Nước thải lại được xử lý tiếp bằng chất khử trùng Clo. Hoạt chất này được châm vào nhờ hệ thống định lượng và châm hóa chất. Với cơ cấu vách ngăn giúp đảo chiều dòng nước, nước thải và Clo được hòa trộn đều trong bể khử trùng. Clo sẽ hoàn tất việc khử đi các vi khuẩn còn sót lại trong nước thải rồi mới xả vào nguồn nước tiếp nhận.
Như vậy, quy trình xử lý nước thải công nghiệp trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi hệ thống công nghệ tiên tiến, các khâu thiết kế và vận hành phải phối hợp nhịp nhàng. Cẩn trọng lựa chọn công ty xử lý nước thải công nghiệp đáng tin cậy là điều không thể xem nhẹ. Với lợi thế về kinh nghiệm và sự tận tâm, ENVICO là một trong những công ty xử lý nước thải đáng cho bạn lựa chọn.
Công ty xử lý nước thải công nghiệp uy tín, chuyên nghiệp hiện nay
Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ENVICO là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ liên quan đến xử lý nước thải, trong đó có xử lý nước thải công nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động và dịch vụ chính
Envico hoạt động đa dạng trong lĩnh vực môi trường, bao gồm:
- Thiết kế, thi công, vận hành và chuyển giao công nghệ (EPC): Đây là mảng chính của Môi trường Envico, trong đó có tập trung vào các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
- Xử lý nước thải công nghiệp: Cung cấp các giải pháp xử lý cho nhiều loại nước thải công nghiệp khác nhau như:
- Nước thải công nghiệp hữu cơ (chế biến thực phẩm, bia rượu, giấy, dệt nhuộm…).
- Nước thải chứa kim loại nặng (xi mạ, luyện kim).
- Nước thải có các hóa chất độc hại.
- Xử lý nước thải sinh hoạt: Xử lý nước thải cho khu dân cư, đô thị, bệnh viện, khu du lịch.
- Xử lý khí thải và mùi: Bao gồm xử lý bụi, hơi hóa chất, hơi dung môi, xử lý mùi.
- Xử lý nước cấp: Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, hệ thống lọc nước tinh khiết, siêu tinh khiết (RO, DI, EDI…).
- Tư vấn môi trường: Lập hồ sơ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), xin giấy phép môi trường, tư vấn thủ tục khai báo hóa chất, v.v.
- Dịch vụ bảo trì, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.
- Dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Cung cấp hóa chất xử lý nước, xử lý khí thải và mùi.
- Cung cấp máy móc, thiết bị xử lý chất thải.
Các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được Envico áp dụng
Môi trường Envico ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải công nghiệp, tùy thuộc vào đặc tính nước thải và yêu cầu đầu ra:
- Công nghệ AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic): Đây là một quá trình xử lý sinh học liên tục, sử dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau (yếm khí, thiếu khí, hiếu khí) để loại bỏ chất hữu cơ, Nitơ và Phốt pho, đặc biệt hiệu quả với nước thải có hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor): Là bể xử lý sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, thường có 5 pha: làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Đây là một dạng của bể Aerotank.
- Công nghệ MBR (Membrane Bioreactor): Kết hợp xử lý sinh học bùn hoạt tính với công nghệ màng lọc. MBR giúp giảm thời gian lưu nước, tăng thời gian lưu bùn, và loại bỏ nhu cầu bể lắng thứ cấp, khử trùng, giúp tiết kiệm diện tích.
- Các phương pháp xử lý vật lý – hóa học: Bao gồm các công đoạn như lắng, lọc, keo tụ – tạo bông, điện hóa (được đề cập đến như một công nghệ có ưu điểm xử lý đa dạng và hiệu quả cao nhưng chi phí đầu tư và vận hành cao).
Ưu điểm nổi bật của Môi trường Envico
- Đội ngũ chuyên gia: Có đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường.
- Công nghệ đa dạng: Áp dụng nhiều công nghệ xử lý tiên tiến, phù hợp với nhiều loại hình nước thải và yêu cầu khác nhau.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn, thiết kế, thi công đến vận hành, bảo trì.
- Cam kết chất lượng: Hướng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ làm kim chỉ nam.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO
Địa chỉ : Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0909 794 445 (Mr.Huy)
Điện thoại : (028) 66 797 205
E-mail : admin@envico.vn
Website : Congnghemoitruong.net
Fanpage : Công ty Công Nghệ Môi Trường – Envico