Bể điều hòa là gì? Vai trò của bể điều hòa trong HTXLNT

Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định lưu lượng và chất lượng nước thải đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn xử lý tiếp theo hoạt động hiệu quả. Bể điều hòa giúp trung hòa các biến động đột ngột về lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động ổn định và liên tục.

Bể điều hòa là gì?

Bể điều hòa là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Có chức năng khắc phục sự cố biến động về lưu lượng và tải lượng. Từ đó, giúp cho lượng nước thải cũng như độ pH luôn giữ ở mức ổn định trong suốt quá trình xử lý. Tùy vào từng điều kiện mà bể điều hòa có thể xử lý nhiều nguồn nước thải với lưu lượng và nồng độ ô nhiễm khác nhau.

Mục đích của bể điều hòa trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Sử dụng bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nhằm mục đích như : 

  • Đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải cho các hệ thống xử lý sau. Nhờ đó, nồng độ cũng như lưu lượng của nước thải luôn giữ ổn định. 
  • Dùng bể điều hòa trong xử lý nước thải công nghiệp để tránh tình trạng đóng cặn. 
  • Tiết kiệm hóa chất để trung hòa nước thải.
  • Làm giảm hoặc ngăn chặn lượng nước có nồng độ các chất độc hại cao trực tiếp đi vào các công trình xử lý bể sinh học.
  • Ngoài ra, bể điều hòa có khả năng lưu chứa nhiều loại nước thải khác nhau. Và có thể sử dụng bể để lưu giữ nước thải đến 24 tiếng.

be dieu hoa 1

Hình 1 : Bể điều hòa

Nhiệm vụ chức năng của bể điều hòa

Trong xử lý nước thải, lượng nước từ nhà máy đến hệ thống xử lý có thể thay đổi đáng kể. Do đó, cần phải cân bằng lưu lượng nước thải này trước khi qua khâu xử lý tiếp theo. Nhờ đó mà giảm kích thước thiết bị và khắc phục được những vấn đề về vận hành do sự dao động của lưu lượng hay quá tải, nâng cao hiệu suất của quá trình phía sau.

  • Tăng cường hiệu quả xử lý nước bằng phương pháp sinh học vì bể điều hòa có khả năng giảm thiểu hoặc loại bỏ hiện tượng vi sinh vật bị sốc do tải trọng đột ngột tăng cao, pha loãng các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học. Ổn định hóa pH của nước thải mà không tốn nhiều hóa chất.
  • Nâng cao hiệu quả lắng cặn ở bể lắng vì duy trì được tải trọng chất rắn vào các bể rắn là không đổi. Giúp cho việc cấp nước vào bể sinh học liên tục trong thời gian không có nước thải để về trạm xử lý.
  • Bên trong bể thường bố trí thiết bị khuấy trộn hoặc cấp khí nhằm tạo ra sự xáo trộn đều các chất ô nhiễm trong toàn bộ thể tích nước thải, tránh việc lắng cặn trong bể. Ngoài ra, nó cũng giúp cho oxy hóa một phần các chất bẩn hữu cơ.

Xem thêm : Bồn lọc áp lực

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo bể điều hòa

Bể điều hòa thường bao gồm 2 thành phần chính :

Phần bể chứa nước thải : 

Bể điều hòa thường được xây dựng từ các vật liệu như bê tông, cốt thép hoặc đất. Tuy nhiên, cần thiết phải có một lớp chống thấm để đảm bảo không có rò rỉ nước thải. Thể tích của bể được xác định dựa trên biểu đồ lưu lượng và mức độ biến động của các chất ô nhiễm trong nước thải. Đối với nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp, cách xác định thể tích bể thường dựa trên lưu lượng của một vòng sản xuất.

Hệ thống chống lắng cặn :

Thông thường, bể điều hòa đặt sau bể rác, bể chứa rác để ngăn chặn các hạt vật chất lắng xuống. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng cặn lắng còn tồn tại. Hệ thống này được thiết kế để ngăn chặn sự lắng cặn dưới đáy bể. 

Điều này đóng góp vào việc xử lý khoảng 10% lượng COD (chất hữu cơ dễ phân hủy) và BOD (lượng oxy hóa sinh cần thiết) trong nước thải, đồng thời đảm bảo ổn định lưu lượng và giảm tải cho các giai đoạn xử lý tiếp theo. 

Trong bể điều hoà, có hai hệ thống cơ bản để tạo sự trộn khí:

  • Hệ thống trộn bằng khí nén: Được sử dụng khi nồng độ chất lơ lửng trong bể thấp hơn 500 mg/l.
  • Hệ thống trộn cơ học: Áp dụng cho nước thải có nồng độ chất lơ lửng cao hơn 500 mg/l.

cau tao thiet ke be dieu hoa 1

Hình 2 : Thiết kế bể điều hòa

Những hệ thống này giúp đảm bảo rằng các chất ô nhiễm trong nước thải được phân tán đều trong bể, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo.

Nguyên lý hoạt động

Về nguyên lý hoạt động, sau khi nước thải đã trải qua quá trình lắng cát, chúng sẽ được đưa đến bể điều hòa. Tại đây, hệ thống sục khí sẽ hoạt động liên tục để ngăn chặn nguy cơ phân hủy yếm khí. Một quá trình gây ra mùi hôi không mong muốn và cũng có thể làm tăng cường quá trình lắng cặn. 

Tốc độ thổi khí thông thường dao động trong khoảng từ 0 đến 15 lít khí mỗi phút cho mỗi mét khối bể. Các đĩa thổi khí sẽ được đặt và phân bổ đều trên mặt đáy của bể để ngăn chặn việc lắng cặn xảy ra ở các góc chết của bể.

Với những chia sẻ phía trên, môi trường Envico mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và các chức năng của bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Envico để được tư vấn những giải pháp tối ưu nhất nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO

Địa chỉ: Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM

Hotline0909 794 445 (Mr.Huy)

Điện thoại: (028) 66 797 205

E-mail: admin@envico.vn

Website: Congnghemoitruong.net 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909 79 44 45
Liên hệ