Nguyên nhân gây xói mòn đất là gì? Các giải pháp chống xói mòn

Xói mòn đất là hệ quả của hàng hoạt những tương tác phức tạp trong tự nhiên. Nguyên nhân gây xói mòn đất bao gồm cả các yếu tố trong tự nhiên và các hoạt động của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ lật mở những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xói mòn đất, phân tích tác động của chúng và thảo luận về các giải pháp có thể giúp giảm thiểu những hậu quả tàn phá này.

Xói mòn đất là gì?

Xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi lớp đất mặt, nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật, bị cuốn trôi khỏi vị trí ban đầu do tác động của các yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo.

Xói mòn đất do dòng nước gây sụt lún khu vực nhà ở của người dân

Hình 1: Xói mòn đất do dòng nước gây sụt lún khu vực nhà ở của người dân

Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi địa hình, từ đồi núi, đồng bằng đến ven biển. Đây là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và kinh tế xã hội. 

Nguyên nhân gây xói mòn đất

Nguyên nhân gây xói mòn đất là các yếu tố làm thay dổi cấu trúc bề mặt đất, chúng gây ra nhiều hậu quả khác nhau

Tác động của dòng nước: Mưa và dòng nước chảy

Nguyên nhân chính đẫn đến hiện tượng xói mòn đất là do dòng nước chảy và mưa. Đây là loại xói mòn phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% tổng lượng đất bị xói mòn trên toàn Thế Giới.  Xói mòn đất thường xảy ra ở các khu vực có lượng mưa lớn, ít thực vật che phủ, có địa hình dốc, hoặc hệ thống thoát nước kém. Nếu lượng mưa vượt quá 10 mm và độ dốc lớn hơn 99, đất sẽ bị rửa trôi dễ dàng.

Độ dốc, khối lượng nước, tốc độ chảy và lực quán tính là những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ xói mòn. Càng nhiều yếu tố này cùng tác động thành nguyên nhân gây xói mòn đất thì tình trạng xói mòn càng nghiêm trọng.

Có 2 dạng xói mòn đất do dòng nước phổ biến: 

  • Xói mòn mặt: Dòng nước chảy trên bề mặt đất sẽ cuốn theo các hạt đất rời rạc, tạo thành các khe rãnh, mương máng.
  • Xói mòn sườn dốc: Đây là dạng xói mòn xảy ra ở các khu vực có địa hình dốc.

Nạn phá rừng, thu hẹp thảm thực vật

Rừng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn xói mòn đất. Cây cối có tác dụng giữ đất, ngăn chặn dòng nước cuốn trôi đất. Khi rừng bị khai thác, cây cối bị chặt phá, sẽ làm mất đi lớp che phủ của đất, đây là nguyên nhân gây xói mòn. 

Cụ thể, phá rừng ảnh hưởng tới hiện tượng xói mòn đất theo 3 yếu tố sau: 

  • Mất lớp che phủ: Rừng là lớp che phủ tự nhiên của đất, giúp giữ đất khỏi bị xói mòn. Khi rừng bị khai thác quá mức, khiến đất dễ bị nước mưa, gió cuốn trôi.
  • Giảm độ thấm nước: Cây cối giúp đất giữ nước, giữ ẩm. Cây cối bị chặt phá, sẽ làm giảm độ thấm nước của đất, khiến nước mưa dễ bị chảy xiết, gây xói mòn.
  • Thay đổi cấu trúc đất: Thảm thực vật có tác dụng tạo ra mùn, giúp đất tơi xốp, dễ thấm nước. mất đi thảm thực vật sẽ làm thay đổi cấu trúc của đất, khiến đất bị cứng, khó thấm nước, dễ bị xói mòn.

Nhiệt độ

Xói mòn đất do nhiệt độ thường xảy ra ở các khu vực khô hạn, nơi có sự thay đổi nhiệt độ cao giữa ban ngày và ban đêm. Nhiệt độ cao khiến đất co lại và nứt ra, tạo thành các khe rãnh nhỏ. Đây là điều kiện cho các tác nhân khác như gió và nước trở thành nguyên nhân gây xói mòn đất.

Gió

Gió cũng là một nguyên nhân gây xói mòn đất. Xói mòn do gió là hiện tượng đất đá bị bào mòn hoặc loại bỏ bởi sức gió. Có hai cơ chế chính của xói mòn do gió là giảm phát và mài mòn. Giảm phát là khi gió di chuyển các hạt nhỏ trên bề mặt đất, còn mài mòn là khi các hạt trong không khí va vào và làm mòn bề mặt đất.

Xói mòn do gió thường xảy ra ở các khu vực có thảm thực vật ít hoặc không có, chẳng hạn như sa mạc, bờ biển, cửa sông hoặc nơi băng hà cổ đại. Xói mòn do gió có thể tạo ra những hình thái đất đá đặc biệt, chẳng hạn như vòm tự nhiên, cột đá, đồi cát hoặc đồng bằng.

Ảnh hưởng từ việc xói mòn đất

Những tác nhân là nguyên nhân gây xói mòn đất đã gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho đất và cả con người: 

  • Giảm độ phì nhiêu của đất: Xói mòn đất làm mất đi lớp đất mặt, nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
  • Thay đổi thành phần của đất: Đất bị xói mòn làm thay đổi thành phần của đất, khiến đất trở nên cứng, khó thấm nước, khó canh tác.
  • Gây sạt lở đất: Xói mòn đất có thể gây sạt lở đất do cấu trúc lớp đất đã bị thay đổi, không còn liên kết chặt chẽ, sạt lở đất đe dọa đến cả tính mạng, tài sản của người dân.
  • Gây ngập lụt: Đất bị giảm khả năng thấm nước, khiến nước mưa dễ bị cuốn trôi, tăng sức mạnh dòng chảy gây ngập lụt, lũ quét…

Xói mòn đất do dòng nước gây sụt lún khu vực nhà ở của người dân

Hình 2: Sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng cả về của lẫn về người

Biện pháp chống xói mòn đất

Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát và cải thiện những vấn đề sinh ra bởi các nguyên nhân gây xói mòn đất, cải thiện tình trạng đất:

  • Tăng cường lớp phủ thực vật trên bề mặt đất, giảm sự tiếp xúc trực tiếp của đất với gió và nước, và tạo ra một hệ thống rễ giữ đất
  • Trồng cây chắn gió.
  • Đắp bờ kè, phân tán dòng nước nhằm ngăn chặn dòng chảy bề mặt
  • Thay đổi canh tác theo phương pháp luống cao rãnh sâu.
  • Hạn chế cày xới, cải tạo, hoặc phá vỡ đất để giữ lại lớp đất tơi xốp và chất hữu cơ.
  • Xây dựng các công trình kiến trúc để ổn định đất, chẳng hạn như tường chắn, ruộng bậc thang, kênh thoát nước…

Bờ kè được xây dựng nhằm chống sạt lở

Hình 3: Bờ kè được xây dựng nhằm chống sạt lở

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây xói mòn đất, ảnh hưởng của chúng và một số biện pháp kiểm soát xói mòn mà Envico đã cung cấp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của đất đối với con người và chung tay hành động bảo vệ đất, giúp ngăn chặn cũng như khắc phục hiện tượng xói mòn.

>>> Xem thêm:

Mưa nhân tạo – Lợi ích và những tác hại

Các dạng năng lượng trong tự nhiên 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909 79 44 45
Liên hệ