Thời trang nhanh là loại hình tập trung sản xuất hàng may mặc nhanh chóng để đáp ứng xu hướng thời trang, mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, ngành này gây tác hại cho môi trường, như phá hủy nguồn nước, phát thải CO2,lãng phí tài nguyên,… Envico sẽ phân tích sâu hơn về những tác động này qua bài viết dưới đây.
Thời trang nhanh là gì?
Thời trang nhanh (Fast fashion) là một mô hình kinh doanh sao chép các xu hướng sàn catwalk và thiết kế thời trang cao cấp đang thịnh hành (trending), sản xuất hàng loạt với chi phí thấp và đưa chúng đến cửa hàng bán lẻ một cách nhanh chóng khi nhu cầu đang ở mức cao nhất.
Hình 1: Thời trang nhanh là xu hướng thời trang thiết kế theo các mẫu thịnh hành và thời gian sử dụng ngắn
Thời trang nhanh đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá hàng nghìn tỷ đô la. Các sản phẩm thời trang mì ăn liền đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ giá cả phải chăng và tính dễ tiếp cận của chúng. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này cũng gây ra nhiều lo ngại về tác động đến môi trường và xã hội.
>>>Xem thêm: Cây xanh nhân tạo là gì? Ưu và nhược điểm của chúng
Những tác động của thời trang nhanh lên môi trường.
Ngành công nghiệp thời trang nhanh gây hại cho môi trường của chúng ta theo nhiều cách. Từ việc sản xuất hàng loạt hàng may mặc đến nhuộm và hoàn thiện, thời trang nhanh sử dụng một lượng lớn tài nguyên và tạo ra đáng kể lượng chất thải. Cụ thể những tác hai của chúng bao gồm:
Phá hủy nguồn nước
Một trong những yếu tố khiến thời trang nhanh gây ô nhiễm nguồn nước là đa phần đều sử dụng các hóa chất độc hại. Quá trình sản xuất sử dụng một lượng lớn hóa chất độc hại, bao gồm thuốc nhuộm, chất tẩy trắng và chất ổn định. Những hóa chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước khi chúng trực tiếp thải ra môi trường nếu chưa qua xử lý hoặc xử lý đạt yêu cầu.
Nước thải từ các nhà máy sản xuất thời trang cũng có thể chứa chất thải dệt may, chẳng hạn như sợi, vải vụn và hạt nhựa. Các chất thải này thường được chôn lấp hoặc đốt cháy, cả hai đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Chất tẩy trắng được sử dụng để làm sáng quần áo, nhưng chúng chứa các hóa chất độc hại, chẳng hạn như clo và hydro peroxide. Khi xả thải ra môi trường, chúng có thể làm hỏng hệ sinh thái thủy sinh. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, ngành thời trang tạo ra khoảng 20% ô nhiễm nguồn nước công nghiệp trên toàn cầu.
Hình 2: Thuốc nhuộm từ hoạt động sản xuất thời trang làm ô nhiễm nguồn nước
Phát thải CO2 gây ô nhiễm không khí
Sản xuất các loại vải tổng hợp trong thời trang nhanh như nylon, polyester, acrylic, spandex… từ dầu mỏ, tốn nhiều năng lượng và thải ra khí carbon dioxide, nitrogen dioxide và các khí gây hiệu ứng nhà kính. Sản xuất polyester, loại vải tổng hợp phổ biến nhất, tạo ra khoảng 700 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm. Điều này tương đương với lượng khí thải của 189 triệu chiếc ô tô. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ, tạo ra khói bụi và khí thải gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Chôn lấp hoặc thiêu đốt các sản phẩm thời trang nhanh khi không còn sử dụng sẽ sản sinh ra khí methane và các chất gây ô nhiễm.
Hình 3: Khí thải từ các nhà máy sản xuất thời trang thải khí CO2 ra môi trường
Vấn đề xử lý rác thải
Rác thải thời trang thường được nhắc đến nhiều nhất chính là rác thải từ quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện… hư hỏng và các vật liệu dư thừa dùng trong ngành như vải vụn, hạt nhựa,…Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm, khoảng 92 triệu tấn quần áo được thải ra trên thế giới. Trong số đó, chỉ khoảng 20% được tái chế, 50% được chôn lấp và 30% được đốt. Với đặc điểm nhanh lỗi mốt của các sản phẩm thời trang nhanh, người dùng có xu hướng vứt bỏ chúng sau khi sử dụng 1 – 2 lần.
Điều này thúc đẩy số lượng rác thải thời trang tăng lên nhanh chóng. Quá trình chôn lấp và đốt rác thải có thể tạo ra khí methane, một loại khí nhà kính mạnh hơn carbon dioxide. Khí methane có thể góp phần vào biến đổi khí hậu bằng cách ngăn nhiệt thoát ra khỏi bầu khí quyển.
Hình 4: Rác thải thời trang nhanh khó tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường
Lãng phí tài nguyên
Thời trang nhanh thường sử dụng các nguyên liệu thô không bền vững, chẳng hạn như bông và polyester. Việc sản xuất các nguyên liệu này đòi hỏi nhiều tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước, năng lượng và đất.
Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge, sản xuất một chiếc áo phông tốn khoảng 2.700 lít nước, sản xuất một chiếc quần jean tốn khoảng 7.500 lít nước. Ngoài ra, hoạt động sản xuất bông còn tiêu tốn khoảng 25% nguồn nước ngọt và chiếm khoảng 2,4% diện tích đất canh tác toàn cầu.
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thời trang nhanh
Để giảm thiểu những tác hại do thời trang nhanh gây ra, cần có những thay đổi từ cả phía người tiêu dùng và các công ty thời trang. Về phía người tiêu dùng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm và chỉ mua sắm những món đồ thực sự cần thiết. Đồ second – hand cũng là một lựa chọn tốt để giảm thiểu lượng rác thải thời trang. Bên cạnh đó, việc tái sử dụng quần áo cũ bằng cách tặng cho người khác hoặc hoặc tái chế chúng cũng là một cách hay.
Về phía các công ty thời trang, các doanh nghiệp có thể sử dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hơn, chẳng hạn như sử dụng ít hóa chất hơn, chuyển sang các loại nguyên liệu bền vững hơn, chẳng hạn như bông hữu cơ hoặc polyester tái chế.
Hình 5: Đồ Sencond – hand là lựa chọn tuyệt vời để giảm thiểu lượng rác thải thời trang nhanh
>>>Xem thêm: Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định mới nhất
Trên đây là một số thông tin về ngành thời trang nhanh và những tác động to lớn của chúng lên môi trường không thể chối cãi. Ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm cho một lượng lớn khí thải carbon, ô nhiễm nước và chất thải. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ xem xét việc sử dụng sản phẩm thời trang mì ăn liền và ưu tiên sử dụng sản phẩm thời trang bền vững. Việc quyên góp hoặc bán lại những chiếc quần áo còn tốt cũng giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO
Địa chỉ : Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0909 794 445 (Mr.Huy)
Điện thoại : (028) 66 797 205
E-mail : admin@envico.vn
Website : Congnghemoitruong.net
Fanpage : Công ty Công Nghệ Môi Trường – Envico