Tác hại của H2S đến môi trường là gây ô nhiễm đất, nước biển và gây hại cho các loài sinh vật. Ngoài ra H2S làm suy hô hấp, ngộ độc cho người trực tiếp tiếp xúc. H2S là loại khí cực độc xuất phát từ hoạt động sản xuất công nghiệp của con người. Cùng Envico tìm hiểu rõ hơn về hợp chất này qua bài viết dưới đây.
Tác hại của H2S đến môi trường
Hydro Sunfua (H2S) là một khí độc, không màu, có mùi trứng thối đặc trưng. Khí H2S có thể gây ngộ độc cho con người và động vật. Độc tính của H2S ngang với HCN và cao hơn chất khí CO từ 5 đến 6 lần. Do đó loại khí này có tác động tiêu cực rất lớn đến cả môi trường và con người.
Tác hại của H2S đến môi trường là gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. Khí H2S có thể gây nhiễm độc cho cá và các sinh vật thủy sinh khác.
Bên cạnh đó, H2S trong không khí có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hô hấp, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khí H2S có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng và phổi đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, H2S còn làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng.
Không chỉ có tác hại của H2S đến môi trường, đối với con người, việc tiếp xúc với nguồn khí H2S sẽ bị ngộ độc, tùy theo nồng độ khí mà mức độ sẽ khác nhau:
- Nồng độ 5 ppm: ngộ độc, nhức đầu, buồn nôn
- Nồng độ > 20 ppm: Viêm phế quản, viêm phổi, phù phổi
- Nồng độ >350 ppm: Tổn thương hệ thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng
- Nồng độ > 700 ppm: Tê liệt hô hấp, ngất xỉu, ngừng hô hấp, tử vong.
Hình 1: Khi tìm hiểu tác hại của H2S đến môi trường, ta thấy chúng gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng con người\
>>>Xem thêm: Nguyên nhân biến đổi khí hậu và cách khắc phục
Nguồn gốc khí H2S xuất hiện ở đâu và như thế nào?
Khí H2S được sản sinh từ nhiều nguồn khác nhau, đa số là từ hoạt động công nghiệp của con người và từ tự nhiên.
Hình: 2 Tác hại của H2S đến môi trường
Nguồn gốc tự nhiên:
Khí H2S có nguồn gốc tự nhiên từ các quá trình địa chất như hoạt động của núi lửa, các vùng trũng bùn lầy, các hố ga… Khí H2S cũng được tạo ra bởi quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxy, chẳng hạn như trong lòng đất, các bãi rác…
Hoạt động của núi lửa là một nguồn phát thải khí H2S lớn nhất trong tự nhiên. Khi núi lửa phun trào, các chất khí và hơi nước bị giải phóng ra ngoài, trong đó có khí H2S. Trong các vùng trũng bùn lầy, các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện thiếu oxy cũng tạo ra khí H2S và kéo theo những tác hại của H2S đến môi trường
Nguồn gốc nhân tạo:
Các hoạt động sản xuất khí đốt, khai thác dầu khí, luyện kim là những nguồn thải khí H2S lớn trong công nghiệp. Trong quá trình sản xuất khí đốt, khai thác dầu khí, luyện kim, các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện thiếu oxy, tạo ra khí H2S.
Không những thế, trong một số lĩnh vực công nghiệp khác như sản xuất xenlulozo, sợi nhân tạo, chế biến bột giấy, ngành công nghiệp thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm, và xử lý nước thải, lượng khí hydro sunfua được phát ra cũng đáng kể.
Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong điều kiện thiếu oxy cũng có thể tạo ra khí H2S. Khí được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong các lò đốt, động cơ đốt trong… là nguyên nhân gây ra những tác hại của H2S đến môi trường.
Hình 3: Các nhà máy phát sinh khí thải và dẫn đến tác hại của H2S đến môi trường
>>>Xem thêm: Xử lý khí thải bụi hơi dung môi, xử lý mùi
Cách xử lý khí thải H2S
Như chúng ta đã biết,những tác hại của H2S đến môi trường và con người rất nghiêm trọng, nhằm giải quyết những tác động xấu này, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp xử lý khí thải. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ H2S trong khí thải, lưu lượng khí thải, điều kiện kinh tế và các yêu cầu về môi trường. Dưới đây là một số phương pháp xử lý khí thải H2S phổ biến:
Xử lý bằng phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ xử lý khí thải H2S là môt trong những phương pháp phổ biến giúp cải thiện những tác hại của H2S đến môi trường và cả con người.
- Dùng Oxit sắt Fe2O3
Khí H2S sẽ được hấp phụ bởi Fe2O3 theo phản ứng sau:
Fe2O3 + 3H2S → Fe2S3 + 3H2O
Fe2S3 + 3O2 → Fe2O3 + 6S
Phương pháp này có hiệu quả xử lý cao, sau khi bão hòa H2S, oxit sắt được tái sinh bằng không khí, tạo ra lưu huỳnh.Tốc độ phản ứng hấp thụ H2S của oxit sắt phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiếp xúc giữa khí và bề mặt vật liệu hấp thụ. Để tăng cường tốc độ phản ứng, độ rỗng hoặc xốp của vật liệu hấp thụ cần được gia tăng, và thường độ rỗng của oxit sắt không ít hơn 50%.
- Dùng than hoạt tính
Quá trình xử lý khí thải Hydro sunfua (H2S) bằng than hoạt tính xảy ra nhờ hiện tượng oxy hóa khí H2S trên bề mặt của than theo phản ứng:
H2S + 1/2O2 = H2O + S
Phản ứng này diễn ra chậm và có thể bị đảo chiều. Để thúc đẩy quá trình oxy hóa, cần bổ sung một lượng nhỏ amoniac (0,2 g/m3) vào khí thải nhằm giảm tác hại của H2S đến môi trường.
Hình 3: Hệ thống xử lý khí h2s bằng than hoạt tính
Xử lý bằng phương pháp hấp thụ
Ngoài các phương pháp hấp phụ, người ta còn có thể giảm thiểu các tác hại của H2S đến môi trường bằng các phương pháp hấp thụ
- Dùng Natri Cacbonat
Natri cacbonat (Na2CO3) là một chất hóa học hiệu quả để xử lý khí thải Hydro sunfua (H2S). Khí H2S sẽ được hấp phụ bởi Na2CO3 theo phản ứng sau:
H2S + Na2CO3 → NaHS + NaHCO3
- Dùng kali photphat
Người ta sử dụng Kali Photphat nồng độ 40 – 50% thay thế cho Natri Cacbonat do chúng không gây ăn mòn thiết bị. Cơ sở phản ứng của phương pháp này:
H2S + K3PO4 → K2HPO4 + KHS
- Dùng xút NaOH
Xử lý khí thải chứa hydro sunfua (H2S) bằng xút (NaOH) là một phương pháp phổ biến để loại bỏ tác hại của H2S đến môi trường. Trong quá trình này, khí H2S sẽ phản ứng với dung dịch xút theo phương trình hóa học:
Khí H2S kết hợp với NaOH theo các phản ứng sau đây:
H2S + 2NaOH = Na2S + 2H2O
Na2S + H2S = 2NaHS
Na2S + H2O = NaHS + NaOH
Song song với các phản ứng trên, xút còn có tác dụng với cacbonic:
CO2 + NaOH = NaHCO3
NaHCO3 + NaOH = Na2CO3 + H2O
Ngoài phản ứng khử H2S, trong dung dịch còn xảy ra quá trình oxy hóa natri sunfua Na2S thu được từ phản ứng ở trên (natri hydrosunfua và hyposunfit):
Na2S + H2O = NaHS + NaOH
2NaHS + 2O2 = Na2S2O3 + H2O
- Dùng amoniac
Xử lý khí thải chứa hydro sunfua (H2S) bằng amoniac là một phương pháp phổ biến và đơn giản. Trong quá trình này, khí H2S tiếp xúc với dung dịch amoniac trong tháp hấp thụ, tạo ra sản phẩm phản ứng (NH4)2S theo công thức:
2NH3 + H2S = (NH4)2S
Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp, amoniac sunfua (NH4)2S sẽ phân giải thành amoniac (NH3) và H2S. Amoniac có thể được tái sử dụng trong chu trình xử lý, trong khi H2S được chuyển sang các giai đoạn tiếp theo để chế biến thành axit hoặc lưu huỳnh đơn chất.
Hình 4: Sơ đồ công nghệ xử lý H2S bằng Amoni giúp giảm thiểu tác hại của H2S đến môi trường
>>> Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Công ty xử lý khí thải chuyên nghiệp, uy tín Envico
Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, Envico tự hào là một đơn vị thi công, vận hành hệ thống xử lý khí cho nhiều doanh nghiệp lớn như Trường Thành, Nitori…
Với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn cao, Envico tự tin mang lại sản phẩm vượt mong đợi cho quý khách hàng với công nghệ tiên tiến, giá thành hợp lý. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm nhà thầu uy tín để xử lý khí thải H2S, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Trên đây, Envico đã cung cấp cho bạn những thông tin về tác hại của H2S đến môi trường cũng như con người. Loại khí độc này có thể gây ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho con người. Do đó, Envico đã giới thiệu một số phương pháp xử lý loại khí độc nguy hiểm này. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO
Địa chỉ: Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0909 794 445 (Mr.Huy)
Điện thoại: (028) 66 797 205
E-mail: admin@envico.vn
Website: Congnghemoitruong.net
Fanpage : Công nghệ môi trường Envico