Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Ứng Dụng Của Bể Lắng Đứng

Bể lắng đứng là một công trình xử lý nước thải nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước thải. Bể lắng đứng có dạng hình trụ tròn hoặc vuông và đáy là hình chóp, được làm từ thép không gỉ hoặc inox, phủ sơn epoxy bên ngoài bể. Cùng tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính toán thiết kế bể lắng đứng trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo của bể lắng đứng

Bể lắng đứng có cấu tạo đơn giản, đường kính không vượt quá ba lần chiều sâu công tác và có thể đến 10m, bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Máng dẫn nước
  • Ống trung tâm
  • Máng thu nước
  • Máng tháo nước
  • Ống xả cặn
  • Ống xả cặn nổi

 

Cấu tạo của bể lắng đứng

Hình 1: Cấu tạo của bể lắng đứng

>>>Xem thêm: Bể lắng đứng là gì? Ứng dụng của chúng trong xử lý nước thải 

Nguyên lý hoạt động bể lắng đứng:

Nước thải chảy vào bể qua máng dẫn nước, sau đó đi vào ống trung tâm có dạng phễu loe. Khi ra khỏi ống, nước thải va vào tấm chắn và đổi hướng từ di chuyển theo phương thẳng đứng sang phương ngang. Nước tiếp tục dâng lên theo thân bể. Nước đã lắng trong sẽ tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và chảy ra ngoài.

Cùng lúc đó, cặn lắng trong bể di chuyển ngược lại theo dòng nước dâng lên. Tuy nhiên, cặn chỉ lắng được khi tốc độ lắng lớn hơn tốc độ nước dâng. Thời gian lắng phụ thuộc vào mục đích xử lý, thường là 30 phút cho việc tưới tiêu, 1,5 giờ cho bể aerotank và bể lọc sinh học.

Cặn lắng xuống phần chứa cặn, dung tích lưu cặn không quá hai ngày. Cặn được xả ra khỏi bể bằng áp suất thủy tĩnh từ 1,5 đến 2 mét. Để cặn tự chảy tới hố thu, góc tạo bởi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang phải lớn hơn 45 độ. Tuy nhiên, hiệu suất của bể lắng đứng nước dâng từ dưới lên chỉ đạt khoảng 40%, thấp hơn lý thuyết là 50%.

Nguyên lý hoạt động của bể 

Hình 2: Nguyên lý hoạt động của bể 

Ưu nhược điểm của bể lắng đứng

Bể lắng đứng có ưu điểm so với bể lắng ngang: thuận tiện trong công tác xả cặn, chiếm ít diện tích xây dựng

Tuy nhiên bể lắng đứng có nhược điểm so với bể lắng ngang là: chiều cao xây dựng lớn làm tăng giá thành xây dựng đặc biệt là đối với những vùng đất đai xây dựng không thuận tiện, số lượng bể nhiều và hiệu suất lắng thấp.

>>>Xem thêm: Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý 

Tính toán kích thước bể:

Diện tích của ống trung tâm xác định theo lưu lượng giây tối đa:

f= q.V1, m2

Giá trị V1 thường lấy bằng 30mm/s và không quá 100mm/s khi có tấm chắn.

Chiều dài ống trung tâm (chiều cao công tác của bể) không được nhỏ hơn 2,75m:
h1 = V.t.m

Trong đó: V – tốc độ nước dâng

      t – thời gian lưu nước

Thể tích tổng cộng của bể: 

W = Q.k.t24 = 3.6.q.t , m3

Trong đó: Q – lưu lượng trung bình ngày đêm, m3/ng.đ

      k – hệ số không điều hòa của nước thải.

Tổng diện tích hữu ích:

F1= Wh1, m2

Diện tích tổng cộng của bể 

F = F1 + f , m2

Lưu ý: Đối với những bể lắng đường kính trên 7,0m: ngoài những máng thu ở chung quanh bể, người ta còn làm thêm máng thu phụ trung gian để cho tải trọng nước tính trên 1m dài không quá 1,5l/s

Ứng dụng:

Bể lắng đứng là một công trình xử lý nước thải được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Xử lý nước thải công nghiệp:

Bể lắng đứng được sử dụng làm bể lắng cát hoặc bể lắng sơ cấp trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Loại bể này có khả năng loại bỏ các chất rắn lơ lửng, cặn bẩn và các chất hữu cơ có kích thước lớn trong nước thải. Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lưu lượng nước thải, thời gian lưu, thiết kế bể và chất lượng nước thải đầu vào.

Xử lý nước thải sinh hoạt:

Bể lắng đứng thường được sử dụng sau bể hiếu khí Aerotank trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Mục đích chính là tách bùn vi sinh ra khỏi nước thải, giúp giảm lượng chất rắn lơ lửng và đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn. Loại bể này cũng có thể được sử dụng làm bể lắng sơ cấp để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và cặn bẩn trước khi đưa nước thải vào bể sinh học.

Xử lý nước thải quy mô lớn:

Bể lắng đứng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn. Loại bể này được sử dụng làm bể tách cát, bể lắng sơ bộ hoặc bể lắng thứ cấp để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, cặn bẩn và các chất hữu cơ ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý.

Ứng dụng của bể lắng đứng trong xử lý nước thải

Hình 3: Ứng dụng của bể lắng đứng trong xử lý nước thải

>>>Xem thêm: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Envico 

Tóm lại, bể lắng đứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải, giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng và tạp chất ra khỏi nước thải. Bằng cách cho phép nước thải lắng trong một khoảng thời gian nhất định, các hạt nặng hơn sẽ lắng xuống đáy bể trong khi nước thải được làm sạch chảy ra khỏi bể. Quá trình này giúp cải thiện chất lượng nước thải, đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải và bảo vệ môi trường.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO

Địa chỉ: Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM

Hotline0909 794 445 (Mr.Huy)

Điện thoại: (028) 66 797 205

E-mail: admin@envico.vn

Website: Congnghemoitruong.net 

Fanpage : Công ty xử lý nước thải sinh hoạt Envico

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *