Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Chúng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và xã hội của người dân. 

Bài viết này Môi trường Envico sẽ đi sâu vào phân tích nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Biến đổi khí hậu là gì?

biến đổi khí hậu là gì

Hình 1: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài của khí hậu

Biến đổi khí hậu, theo định nghĩa trong Luật Khí tượng thủy văn 2015, là sự thay đổi lâu dài của khí hậu, bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, gió và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là biến động tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các hoạt động của con người.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, tình trạng này chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra. Những nguyên nhân chính có thể kể đến là:

Thải nhiều khí nhà kính

thải nhiều khí nhà kính

Hình 2: Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu thải nhiều khí nhà kính 

Một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu ở nước ta là do việc thải ra quá nhiều khí nhà kính. Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên giúp duy trì nhiệt độ Trái đất ở mức độ thích hợp cho sự sống. 

Tuy nhiên, lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động của con người đã làm tăng cường hiệu ứng này, dẫn đến nhiệt độ Trái đất tăng cao bất thường. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Tàn phá rừng

Áp lực dân số gia tăng tại Việt Nam đã đẩy nhu cầu sử dụng đất lên cao, dẫn đến tình trạng chặt phá rừng tràn lan. Đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau như mở rộng đô thị, phát triển nông nghiệp công nghiệp và nuôi trồng thủy sản,…. 

Điều này không chỉ làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên mà còn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Đồng thời, việc phá rừng còn làm giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide của rừng làm đất dễ bị xói mòn, gây ra lũ quét, sạt lở đất,… ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của con người.

Ô nhiễm không khí

Việt Nam là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo. Nguồn thải khí độc hại chủ yếu đến từ các hoạt động giao thông vận tải, với lượng khí thải khổng lồ từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu như xăng dầu. 

Thêm vào đó, việc đốt cháy nhiên liệu(như than, dầu mỏ và khí tự nhiên) để sản xuất và phục vụ cho sản xuất công nghiệp tạo ra lượng khí thải lớn. Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc cũng giải phóng một lượng lớn khí thải nhà kính, chủ yếu là methane và nitrous oxide. Những khí này tích tụ trong khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ Trái Đất, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xem thêm: Những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí hiện nay

Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu hiện đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam. Dưới đây là một số hậu quả đáng chú ý:

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam làm suy giảm sản xuất nông nghiệp

biến đổi khí hậu ở việt nam làm giảm khả năng canh tác 1

Hình 3: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam làm suy giảm khả năng canh tác

Biến đổi khí hậu đang làm giảm sản lượng nông nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng ngập mặn đang ngày càng nghiêm trọng làm cho đất đai bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và làm giảm khả năng canh tác. Nhiều hộ nông dân đang phải đối mặt với nguy cơ mất đất canh tác khi diện tích bị thu hẹp và sản lượng nông sản giảm sút nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, hạn hán kéo dài cũng gây ra những thiệt hại không kém. Nhiều khu vực, đặc biệt là các tỉnh thành thường xuyên phải rơi vào tình trạng thiếu nước tươi tiêu do đất khô như: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk dẫn đến khô hạn, cây trồng chết hàng loạt, gây mất mùa và ảnh hưởng đến sản lượng lương thực quốc gia.

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam làm thiệt hại kinh tế

Theo các báo cáo nghiên cứu, thiệt hại kinh tế do thiên tai ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các cơn bão lớn, lũ lụt hàng năm không chỉ cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn mà còn tàn phá các công trình công cộng, hệ thống giao thông, gây gián đoạn cung ứng điện, nước và các dịch vụ thiết yếu khác. Điều này không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn làm gia tăng gánh nặng nợ công và hạn chế khả năng đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Sức khỏe cộng đồng

Nắng nóng kéo dài là một trong những hậu quả rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ nhiệt, say nắng, và các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông cũng tăng cao, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi và ung thư phổi.

Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu hiện nay đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Để khắc phục vấn đề này, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp quan trọng:

Phát triển năng lượng tái tạo

phat trien nang luong tai tao 1

Hình 4: Phát triển năng lượng tái tạo giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Năng lượng tái tạo bao gồm các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối và địa nhiệt. Việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt, vốn là nguyên nhân chính gây ra lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển.

Hơn nữa, năng lượng tái tạo thường ít phát thải khí nhà kính hơn so với năng lượng truyền thống, từ đó giảm nguy cơ gia tăng nhiệt độ toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Nâng cao nhận thức cộng đồng

Các chương trình giáo dục về môi trường đã và đang được triển khai rộng rãi tại các trường học, từ cấp tiểu học đến đại học, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông qua các phương tiện đại chúng như truyền hình, báo chí, mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Phát triển nông nghiệp bền vững

Một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng các công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Việc sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chịu hạn, chịu mặn và các loại phân bón hữu cơ, sinh học giúp giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, bảo vệ đất và nguồn nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tưới phun sương cũng góp phần tiết kiệm nước và tăng hiệu quả sử dụng nước tưới.

Kết luận

Với những thông tin mà Envico đã chia sẻ, có thể thấy rõ mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học là những hướng đi cần thiết. Hãy cùng nhau hành động ngay từ hôm nay để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *