Ô nhiễm nước ở TPHCM là tình trạng nhức nhối, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Các nguồn nước chính như sông Sài Gòn, kênh rạch và nước ngầm đang bị ô nhiễm nặng nề do nước thải chưa qua xử lý, rác thải và hóa chất từ các khu công nghiệp. Ô nhiễm nước không chỉ làm giảm chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, mà còn đe dọa sức khỏe người dân và đa dạng sinh học thủy sinh trong khu vực.
Thực trạng ô nhiễm nước ở TPHCM
Tình hình ô nhiễm nước ở TPHCM đang vô cùng căng thẳng và nghiêm trọng. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, trong năm 2023, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố trung bình khoảng 9.800 tấn/ngày. Trong đó, lượng rác thải được thu gom và xử lý đạt khoảng 9.000 tấn/ngày, còn lại khoảng 800 tấn/ngày chưa được thu gom và xử lý.
Mỗi ngày có khoảng 4000.000 m3 nước thải xả trực tiếp ra môi trường chưa xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm ở nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực ven kênh rạch và sông ngòi. Nước ở những khu vực này thường có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối, đánh dấu sự hiện diện của các chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh.
Hình 1: Các kênh rạch ở TPHCM bị ô nhiễm trầm trọng
Hàm lượng BOD, COD, NH3, Coliform trong nước mặt tại nhiều khu vực vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 3 lần. Hiện tượng cá chết, tảo nở hoa xảy ra thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa.
Theo báo cáo quan trắc tại các kênh rạch trong khu vực nội thành TPHCM vào tháng 12 năm 2023, chất lượng nước tất cả các kênh đều ở mức kém đến ô nhiễm nặng, có khu vực còn bị ô nhiễm rất nặng. Có thể thấy thực trạng ô nhiễm nước ở TPHCM đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, hệ thống nước ngầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm khi hàm lượng Nitrat, Asen, Clorua tại một số khu vực vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 2 lần. Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM năm 2023, có 40% mẫu nước ngầm bị ô nhiễm.
Điều này không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của các sinh vật sống trong môi trường nước, gây rối loạn đến cân bằng sinh thái của vùng. Đòi hỏi một sự can thiệp ngay lập tức để cải thiện và bảo vệ nguồn nước của chúng ta khỏi tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở TPHCM bao gồm:
Nước thải sinh hoạt
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ở TPHCM là từ nước thải sinh hoạt. Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân cư cao, dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt khổng lồ. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chưa hoàn thiện, khiến cho một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra sông, kênh, rạch. Bên cạnh đó, ý thức của người dân còn hạn chế, vứt rác bừa bãi, xả thải sinh hoạt không đúng quy định.
Nước thải công nghiệp
Thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều nhà máy, xí nghiệp. Vấn đề của nước thải công nghiệp phản ánh sự thiếu sót trong quản lý và giám sát của các nhà máy và xí nghiệp sản xuất. Đa phần các nhà máy vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, hoặc thậm chí xả thải trái phép.
Việc sử dụng hóa chất độc hại và kim loại nặng trong quá trình sản xuất cũng gây ra ô nhiễm nước ở TPHCM, ảnh hưởng đến cả sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Hình 2: Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường
Nước thải y tế
Nước thải y tế từ các cơ sở y tế trong thành phố cũng đóng góp vào tình trạng ô nhiễm. TPHCM có hơn 700 cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế… Mỗi ngày, các cơ sở y tế thải ra khoảng 17.000 – 20.000 m3 nước thải y tế.
Nước thải y tế chứa nhiều loại vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng… Nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Rác thải:
Với dân số hơn 13 triệu người, thành phố hàng ngày phải đối mặt với hơn 8.000 tấn rác thải sinh hoạt. Hệ thống thu gom và xử lý rác thải chưa đủ hiệu quả, dẫn đến tình trạng rác thải ùn ứ và vứt bừa bãi. Quá trình phân hủy rác thải trong môi trường cũng tạo ra các khí độc hại và nước rỉ rác thấm xuống lòng đất, gây ra ô nhiễm cho nguồn nước ngầm.
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động của tình trạng ô nhiễm nước ở TP.HCM
Nhằm giải quyết trình trạng ô nhiễm nước ở TPHCM, cần có nhiều biện pháp từ cả chính quyền và người dân:
Hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đảm bảo thu gom và xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải.
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải, đảm bảo hiệu quả xử lý cao và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.
Nâng cao ý thức của người dân:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về tác hại của ô nhiễm nước ở TPHCM và tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước.
- Khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong sinh hoạt.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm nước ở TPHCM
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nước.
Hình 3: Kiểm tra hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất
Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật:
- Công nghệ sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
- Công nghệ màng: Sử dụng màng lọc để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước.
- Công nghệ oxy hóa: Sử dụng oxy để oxy hóa các chất ô nhiễm trong nước.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường:
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng và tái chế tài nguyên.
Tóm lại, ô nhiễm nước ở TPHCM là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và môi trường sống. Để giải quyết tình trạng này, cần có các biện pháp đồng bộ và quyết liệt từ các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, người dân và toàn thể xã hội. Có như vậy, chúng ta mới có thể từng bước cải thiện chất lượng nguồn nước tại TPHCM, mang lại môi trường sống trong lành và đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân.
Địa chỉ: Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0909 794 445 (Mr.Huy)
Điện thoại: (028) 66 797 205
E-mail: admin@envico.vn
Website: Congnghemoitruong.net
Fanpage : Công ty xử lý nước thải – Envico