Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là các tỉnh ven biển, đều có những ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng, mua bán thủy sản. Việc xử lý nước thải thủy sản chưa được tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Do đó, cần có những biện pháp cũng như những quy trình xử lý nước thải được tốt nhất. Bài viết này, Envico sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nước thải thủy sản và các công nghệ xử lý nước thải thủy sản.
1.Nước thải thủy sản là gì?
Nước thải thủy sản là nước bị ô nhiễm bởi các chất thải và phân bón được thải ra từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Khi sản xuất thủy sản, các con vật như tôm, cá, con ốc… sẽ tiết ra chất thải, phân bón, thức ăn dư thừa và các chất hóa học khác. Tất cả các chất này sẽ được đưa vào môi trường nước và làm nhiễm bẩn nước. Gây hại cho sức khỏe con người, động vật cũng như môi trường tự nhiên.
Hình 1: Nước thải thủy sản là gì
Nước thải thủy sản thường chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ. Bao gồm các loại vi sinh vật, hóa chất, phân bón, chất dẫn truyền bệnh, độc tố và chất thải từ hệ sinh thái xung quanh. Những chất này có thể làm cho môi trường nước ô nhiễm. Có thể làm giảm chất lượng và số lượng của các loài động và thực vật. Đồng thời gây hại cho sức khỏe con người nếu sử dụng nước này.
Do đó, việc xử lý nước thải thủy sản là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
2. Nguồn gốc phát sinh nước thải thủy sản
Nước thải gồm có: Nước sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất là loại nước thải để rửa nguyên liệu trong sản xuất. Theo số liệu thống kê đánh giá thì lưu lượng nước này sử dụng thải ra từ 30 – 70m3/tấn thành phẩm tùy theo công nghệ và loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra.
Hình 2: Nguồn gốc nước thải thủy sản
Nước thải vệ sinh công nghiệp là loại nước dùng để vệ sinh tay chân công nhân trước khi vào ca sản xuất. Nước dùng để rửa dụng cụ chế biến, thiết bị, máy móc và sàn nhà phân xưởng mỗi ngày…
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong các xí nghiệp. Đây cũng là lượng nước thải rất đáng kể vì trong xí nghiệp chế biến thủy sản thường có số lượng công nhân khá đông. Do đó, nhu cầu nước cho các hoạt động sinh hoạt khá lớn.
3. Thành phần tính chất nước thải Thủy Sản
Tính chất nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản có khác nhau về hàm lượng tuy không nhiều, thông thường:
– Hàm lượng COD dao động khoảng 300 – 3000 mg/l
– Hàm lượng BOD từ 300 – 2000 mg/l
– Hàm lượng Nitơ tổng từ 50 – 200 mg/l.
– Hàm lượng mỡ rất cao.
Đối với các công ty thủy sản có sản xuất thêm các sản phẩm khô, đóng hộp. Thì trong dây chuyên sản xuất sẽ có thêm các công đoạn nướng luộc chiên thì trong thành phần nước thải sẽ có chất béo, dầu.
Ngoài ra trong nước thải thủy sản còn chứa các chất vụn như xương, đầu vỏ… Và các thành phần hữu cơ, khi phân hủy nó tạo ra mùi rất khó chịu. Làm ô nhiễm về mặt cảm quan và cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đến dân cư xung quanh nếu không có biện pháp xử lý.
Chính vì vậy tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp ngành chế biến thủy sản gây ra là rất lớn. Nếu không được xử lý sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch, ở các khu vực nhà máy sản xuất.
Hình 3: Thành phần nước thải thủy sản
4. Công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải thủy sản
Sau đây là sơ đồ quy trình xử lý nước thải thủy sản của Envico.
Hình 4: Quy trình công xử lý nước thải thủy sản
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản:
Giai đoạn đầu
– Nước thải thủy sản từ quá trình sản xuất theo hệ thống thu gom tập trung về hầm bơm. Sau đó được bơm lên song chắn rác tinh đặt trên bể điều hòa. Tại bể điều hòa nước thải được làm thoáng bằng máy thổi khí để loại bỏ clo dư, sau đó được bơm sang bể trộn.
– Tại bể trộn nước thải được châm hóa chất keo tụ PAC, NaOH để gom các cặn lơ lửng huyền phù trong nước. Tạo thành các cặn có kích thước lớn hơn và chảy tràn sang bể phản ứng.
– Tại phản ứng nước thải được châm hóa chất tạo bông Polymer để keo các cặn lơ lửng kích thước nhỏ trong nước thành các cặn có kích thước lớn hơn và dễ lắng. Tại bể trộn và bể phảu ứng nước thải được khuấy trộn với hóa chất bằng mô tơ khuấy. Tiếp theo nước thải tự chảy qua bể lắng 1.
Bể lắng 1
– Tại bể lắng 1 sẽ diễn ra quá trình tách cặn lơ lửng ra khỏi nước nhờ quá trình lắng. Bùn nước gom về trung tâm bể nhờ đáy có độ dốc phù hợp. Nước thải sau lắng tràn qua bể thiếu khí, bùn được dẫn về bể chứa bùn và tiếp tục quá trình xử lý bùn.
– Nước tại bể lắng 1 chảy tràn qua hệ thống Bể sinh học thiếu khí – Anoxic và tiếp tục chảy tràn qua Bể sinh học Hiếu Khí.
– Oxic. Quá trình này gọi là quá trình A/O 2 bậc, kết hợp giữa xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Tại hệ thống A/O, nước thải được khử chất hữu cơ, Nitơ, Phốt pho, Sunfua… rất hiểu quả. Để cung cấp dưỡng khí cho vi sinh hoạt động và duy trì trạng thái lơ lững cho bùn hoạt tính, không khí được cấp vào bể qua các thiết bị phân phối khí bột thô và bọt mịn. Lượng oxy hoà tan trong bể được tính toán kỹ.
Bể lắng 2
– Nước thải từ bể sinh học hiếu khí chảy qua Bể lắng 2, tại đây sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý nhờ quá trình. Bùn được gom về trung tâm bể nhờ đáy có độ dốc phù hợp. Tại đây, ta lắp đặt 01 bơm bùn để bơm bùn tuần hòa về bể thiếu khí, bùn dư được bơm bể chứa bùn và tiếp tụ xử lý bùn.
– Từ Bể lắng 2, nước thải được chảy tràn sang Bể khử trùng, và chúng sẽ được khử trùng bằng dung dịch chlorine đảm bảo chỉ tiêu vi sinh trước khi thải ra môi trường. Tại bể khử trùng, lắp đặt 2 bơm trục ngang để bơm nước sang Bồn lọc áp lực. Nước thải sau xử lý đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn QCVN 11-2008, cột A.
Hình 5: Hệ thống xử lý nước thải thủy sản Envico
Có thể bạn quan tâm : Phương pháp xử lý nước thải hiện nay
5. Tổng Kết
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về phương pháp, hệ thống xử lý nước thải thủy sản. Từ đó, quý khách có thể trang bị cho mình những kiến thức về nước thải cũng như cách xử lý. Tránh những trường hợp xả thải ra môi trường nước khi nước thải chưa được xử lý.
Các đơn vị, doanh nghiệp, công ty có như cầu “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Thủy Sản hay muốn Cải tạo hệ thống xử lý nước thải Thủy Sản”. Hãy liên lạc với công ty xử lý nước thải Envico để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO
Địa chỉ: Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0909 794 445 (Mr.Huy)
Điện thoại: (028) 66 797 205
E-mail: admin@envico.vn
Website: Congnghemoitruong.net
Fanpage : Công ty xử lý nước thải – Envico