Composite là gì? composite là loại vật liệu được tạo thành từ hai hoặc nhiều thành phần vật liệu cơ bản có tính chất hóa học và vật lý khác nhau. Các thành phần này được kết hợp với nhau để tạo ra một vật liệu mới có các tính chất mong muốn vượt trội. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vật liệu đặc biệt này qua bài viết dưới đây.
Composite là gì?
Vật liệu composite, còn gọi là vật liệu tổ hợp, vật liệu compozit, hay composite là vật liệu được tạo thành từ hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau, nhằm tạo ra một vật liệu mới có tính chất vượt trội hơn so với các vật liệu gốc. Composite thường có độ bền cao và có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hình 1: Vật liệu composite là một loại vật liệu tổng hợp
Phân loại vật liệu composite
Chúng ta đã biết được khái niện composite là gì, vậy chúng được chia thành những loại nào? Dựa trên nhiều yếu tố, có nhiều cách phân loại vật liệu composite
Phân loại dựa trên hình dạng cốt liệu
Dựa trên hình dạng của vật liệu gia cường, composite được chia thành hai loại chính:
- Vật liệu composite cốt sợi: Sợi có một chiều kích thước (chiều dài) lớn hơn nhiều so với hai chiều kích thước còn lại. Loại này thường được sử dụng trong các sản phẩm composite dân dụng, ví dụ như vật liệu FRP (Fiber Reinforced Plastic).
- Vật liệu composite cốt hạt: Hạt là vật liệu gián đoạn, không có kích thước ưu tiên. Loại phổ biến nhất là bê tông, được tạo thành từ xi măng (vật liệu nền), cát vàng và đá dăm (cốt hạt), và cốt thép (cốt sợi).
Ngoài ra, còn có loại vật liệu composite cốt hạt và sợi, ví dụ như bê tông cốt thép, kết hợp ưu điểm của cả hai loại trên.
Phân loại dựa trên bản chất vật liệu nền và cốt
Trên tiêu chí này, composite được chia thành 3 loại:
- Composite nền hữu cơ: Bao gồm các loại như composite giấy, composite nhựa, nhựa đường và cao su. Loại nền này có thể kết hợp với các cốt liệu như sợi hữu cơ (polyamit, kevlar), sợi khoáng (sợi thủy tinh, sợi carbon) và sợi kim loại (nhôm, bạc). Tuy nhiên, vật liệu composite nền hữu cơ chỉ có thể chịu được nhiệt độ tối đa khoảng 200 – 300 °C.
- Composite nền khoáng chất: Bao gồm bê tông, bê tông cốt thép, composite gốm và composite carbon-carbon. Loại nền này thường kết hợp với cốt dạng sợi kim loại (thép, titan), hạt kim loại (chất gốm kim) và hạt gốm (gốm carbide, gốm nitơ).
- Composite nền kim loại: Bao gồm hợp kim titan, hợp kim nhôm và các loại kim loại khác. Loại nền này thường kết hợp với cốt liệu dạng sợi kim loại (bao gồm Bo) và sợi khoáng (carbon, SiC).
Vật liệu composite nền kim loại hoặc nền khoáng chất có khả năng chịu nhiệt độ tối đa khoảng 600 – 1,000 °C (nền gốm có thể chịu nhiệt độ tới 1,000 °C).
Cấu tạo của composite
Cấu tạo của vật liệu composite gồm 2 phần:
- Vật liệu nền (pha nhựa): Đây là thành phần chính của composite, có chức năng liên kết các thành phần khác lại với nhau. Vật liệu nền có thể là polymer như polyester, PVC, epoxy, PE, cao su, PP, các kim loại, ceramic (xi măng),..
- Vật liệu gia cường (phần cốt): Đây là thành phần giúp vật liệu có thêm những ưu điểm cơ tính. Vật liệu gia cường có thể là sợi thủy tinh, sợi cellulose, sợi carbon, sợi acrylic, các hạt kim loại, bột gỗ, bột đá, hạt đất sét,…
Hình 2: Cấu tạo của vật liệu composite
Đặc điểm của vật liệu composite
Khi tìm hiểu về vật liệu composite là gì, người ta thường tìm hiểu về các đặc điểm của loại vật liệu này. Vật liệu composite là loại vật liệu được tạo thành từ nhiều pha rắn khác biệt về bản chất, không hòa tan lẫn nhau và phân cách nhau bởi ranh giới pha. Loại phổ biến nhất là composite 2 pha (pha nền và pha cốt)
Tỷ lệ, hình dáng, kích thước và sự phân bố của pha nền và pha cốt trong vật liệu composite tuân theo quy luật đã được thiết kế để tạo ra tính chất chung mong muốn. Tuy nhiên, tính chất của từng pha thành phần vẫn được giữ lại và kết hợp để tạo nên tính chất độc đáo của composite.
Ưu điểm của composite
Ưu điểm của composite là gì? Vật liệu composite sở hữu nhiều tính năng ưu việt, mở ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
- Độ bền cơ học cao: Nhẹ nhưng có độ bền cao, chịu được lực nén, lực kéo, va đập và uốn kéo tốt hơn so với các vật liệu truyền thống.
- Chống ăn mòn: Khả năng chống hóa chất, không bị gỉ sét, chống ăn mòn, đặc biệt phù hợp với môi trường biển và khí hậu ven biển.
- Chịu thời tiết tốt: Chịu được tác động của thời tiết, tia UV, chống lão hóa, đảm bảo độ bền lâu dài.
- Dễ dàng lắp đặt và thi công: Quá trình lắp đặt đơn giản, có độ bền riêng và các đặc tính đàn hồi cao.
- Chịu nhiệt và chống cháy: Khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh, chống cháy tốt, đảm bảo an toàn trong nhiều điều kiện môi trường.
- Cách điện và cách nhiệt hiệu quả: Cách điện, cách nhiệt tốt, giúp tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng.
- Chi phí hợp lý: Chi phí bảo quản thấp, màu sắc đa dạng, thiết kế tạo dáng dễ dàng, đầu tư thiết bị và tổ chức sản xuất không phức tạp, chi phí vận chuyển và sản xuất không cao.
- Thân thiện với môi trường: Không thấm nước, không độc hại, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhược điểm của composite là gì?
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vật liệu composite cũng tồn tại một số nhược điểm cần được cân nhắc khi sử dụng:
- Khó tái chế: Việc tái chế vật liệu composite sau khi sử dụng hoặc phế phẩm trong sản xuất gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Giá thành cao: Nguyên liệu thô sản xuất vật liệu composite có giá thành cao hơn so với các vật liệu truyền thống. Quá trình gia công vật liệu composite cũng đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
- Phân tích phức tạp: Việc phân tích tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu composite khá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao.
Ứng dụng của vật liệu
Chúng ta đã tìm hiểu qua khái niệm và tính chất của loại vật liệu đặc biệt composite, vậy ứng dụng của composite là gì? Ứng dụng của vật liệu Composite trong đời sống và công nghiệp là rất đa dạng và phổ biến. Dưới đây là một số ứng dụng chính của vật liệu Composite
Ngành công nghiệp ô tô và xe máy
Vật liệu Composite được sử dụng để làm vỏ xe, khung xe, thùng xe và các bộ phận khác. Vật liệu này giúp tăng tính an toàn, giảm trọng lượng và tăng tính thẩm mỹ cho các phương tiện giao thông
Hình 3: Ứng dụng vật liệu composite làm khung xe ô-tô
Ngành công nghiệp đóng tàu
Composite được sử dụng để chế tạo các bộ phận như thùng tàu, mũi tàu, mái che và khung cho các loại tàu và cano. Vật liệu Composite có tính chất bền, chịu được điều kiện khắc nghiệt trên biển, do đó đây là lựa chọn tối ưu để sản xuất các bộ phận tàu.
Ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ
Vật liệu Composite được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ. Các bộ phận của máy bay và tàu vũ trụ như bộ khung, thân máy và cánh được làm từ vật liệu Composite. Vật liệu này có tính bền, chịu áp lực cao, nhẹ và khó bị biến dạng
Ngành y tế
Vật liệu Composite được sử dụng trong lĩnh vực y tế để tạo ra các chai, lọ, bồn chứa dung dịch hóa chất. Vật liệu Composite có tính bền cao, chống ăn mòn và giá thành rẻ hơn so với thủy tinh
Ngành nội thất
Vật liệu Composite cũng được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất. Nó được sử dụng để làm các bộ phận nội thất như cửa, sàn, tường và đồ nội thất khác.
Hình 4: Ứng dụng vật liệu composite làm đồ nội thất
Các ngành công nghiệp khác
Vật liệu Composite còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như ngành điện tử, ngành xây dựng, ngành năng lượng tái tạo và ngành thể thao. Ví dụ, chúng được sử dụng để làm các bộ phận điện tử như vỏ máy tính, ống dẫn điện và bộ phận cơ khí trong ngành xây dựng…
Qua bài viết trên, đáp án của câu hỏi composite là gì đã được sáng tỏ. Vật liệu composite là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần cốt và nền, tạo nên loại vật liệu mới có đặc tính ưu việt. Chúng mở ra những khả năng mới trong thiết kế và chế tạo, mặc dù còn một số hạn chế, nhưng vật liệu composite vẫn liên tục được cải tiến và nghiên cứu, hứa hẹn nhiều ứng dụng đột phá trong tương lai.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENVICO
Địa chỉ: Lầu 3, Indochina Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 0909 794 445 (Mr.Huy)
Điện thoại: (028) 66 797 205
E-mail: admin@envico.vn
Website: congnghemoitruong.net