Bùng nổ dân số là tình trạng tăng nhanh về số lượng dân số tại một khu vực nhất định trong thời gian ngắn. Đây đang là vấn đề đáng quan tâm khi hệ quả của hiện tượng này gây tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và xã hội như thiếu nhà ở, thiếu việc làm, cơ sở hạ tầng xuống cấp, Việc dân số gia tăng nhanh chóng cần được kiểm soát thông qua giáo dục, tuyên truyền, kiểm soát tỷ lệ sinh,…
Bùng nổ dân số là gì?
Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng nhanh và đột ngột trong một thời gian ngắn, vượt quá khả năng đáp ứng của môi trường và hệ thống kinh tế – xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Bùng nổ dân số thường xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử vong thấp.
Bùng nổ dân số vẫn còn đang diễn ra tại một số quốc gia trên Thế Giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, dân số thế giới đã tăng từ 2,5 tỷ người vào năm 1950 lên 8 tỷ người vào năm 2023. Dự kiến dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 10,9 tỷ người vào năm 2100.
Hình 1: Bùng nổ dân số hiện vẫn còn đang diễn ra tại một số nước đang phát triển
>>> Xem thêm: Tổng quan về năng lượng không tái tạo
Nguyên nhân bùng nổ dân số
Thực trạng bùng nổ dân số có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau như:
Chênh lệch giữa tỷ lệ sinh và tử
Tỷ lệ sinh và tử của nhân loại trong giai đoạn đầu lịch sử phát triển tương đối cân bằng. Điều này là do nhu cầu duy trì nòi giống và phát triển lực lượng sản xuất dẫn đến tỷ lệ sinh cao, trong khi điều kiện sống hạn chế, thiên tai, dịch bệnh nhiều khiến tỷ lệ tử cũng cao.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, y tế và đời sống, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Tuổi thọ trung bình tăng lên, người dân cũng sống lâu hơn. Chính vì thế, việc tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử chính là nguyên nhân gây bùng nổ dân số.
Quan niệm lạc hậu
Yếu tố tiếp cận và nhận thức về dân số còn nhiều hạn chế ở các nước nghèo và đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi và một số nước châu Á – Thái Bình Dương. Nguyên nhân là do các nước này có nền kinh tế kém phát triển dẫn đến thiếu kiến thức và kỹ năng về giáo dục dân số, kế hoạch hóa gia đình và các phương thức cơ bản về phòng tránh thai.
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là một hủ tục lạc hậu, tồn tại từ lâu đời đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông. Theo tư tưởng này, nam giới được coi là có giá trị hơn nữ giới, sinh con trai được coi là quan trọng hơn so với con gái. Do đó một số gia đình mặc dù đã có nhiều con gái nhưng vẫn muốn sinh thêm con trai.
Hình 2: Quan niệm lạc lậu “trọng nam khinh nữ” ở một số nước
Cơ hội của bùng nổ dân số
Hiện tượng bùng nổ dân số mang lại nhiều cơ hội, đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế:
Lực lượng lao động dồi dào
- Thị trường lao động rộng lớn: Dân số trẻ tuổi gia tăng tạo ra nguồn cung lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Lợi thế cạnh tranh: Nguồn lao động trẻ, năng động và có khả năng tiếp thu nhanh các công nghệ mới giúp quốc gia tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: Lực lượng lao động trẻ đóng góp vào quỹ an sinh xã hội, giúp giảm gánh nặng cho chính phủ trong việc chăm sóc người già và người tàn tật.
Thị trường tiêu thụ nội địa lớn
- Nhu cầu tiêu dùng gia tăng: Nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, nhà ở, giáo dục, y tế, giải trí, vv. tăng cao, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa.
- Khuyến khích đầu tư: Thị trường tiêu thụ nội địa lớn thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp: Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Nhu cầu cao về nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường, vv. thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ. Các quốc gia hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề chung do bùng nổ dân số gây ra.
Hậu quả của bùng nổ dân số
Bên cạnh những cơ hội tiềm năng, bùng nổ dân số kéo theo nhiều hậu quả khó lường:
Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản bị cạn kiệt
Nguyên nhân bùng nổ dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tăng cao, bao gồm nhu cầu về lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu thô,… Trong khi khả năng cung cấp của các nguồn tài nguyên này là hữu hạn.
Theo thống kê, bùng nổ dân số đã gây ra diện tích rừng bị thu hẹp và sụt giảm nghiêm trọng. Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đã giảm 179.000 ha trong giai đoạn 2016-2022, tương đương 2,9%. Trong đó, rừng ngập mặn bị mất đến 70%, 11% các rạn san hô bị hư hại hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi.
Tình trạng cạn kiệt tài nguyên, phá rừng lấn đất đã gây nên mất cân bằng sinh thái, làm suy giảm khả năng hấp thụ khí carbon dioxide và hệ lụy là gia tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
Không những thế, khối lượng rác, chất thải phát sinh từ sinh hoạt, sản xuất xả ra môi trường cũng tỷ lệ thuận với số lượng dân số. Kết quả là môi trường bị ô nhiễm nặng, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất.
Gây sức ép lên xã hội, cơ sở hạ tầng
Dân số tăng nhanh dẫn kéo theo lượng lao động tăng lên, nhưng cơ hội việc làm lại không tương ứng. Điều này gây ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, dẫn đến các vấn đề xã hội khác như tệ nạn xã hội, tội phạm…
Bên cạnh đó, bùng nổ dân số cũng gây ra nhiều sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Dân cư đông đúc đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở, phương tiện giao thông và các dịch vụ công… Gia tăng dân số nhanh chóng khiến cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng cao.
Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội cũng gặp nhiều thách thức với tình trạng dân cư đông đúc. Dân số tăng dẫn đến nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở,… cũng tăng cao. Điều này gây áp lực lên ngân sách nhà nước cũng như chất lượng dịch vụ.
Các giải pháp kiểm soát bùng nổ dân số
Kiểm soát tỷ lệ sinh
Giải pháp tốt nhất để kiểm soát là khắc phục từ nguyên nhân bùng nổ dân số. Khoa học kỹ thuật và y tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao. Kiểm soát tỷ lệ sinh là một trong những giải pháp để giảm thiểu tác hại của bùng nổ dân số.
Một số quốc gia Châu Á đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh. Ví dụ, Trung Quốc đã áp dụng chính sách chỉ được sinh 01 con (nếu là con trai) và được phép sinh thêm 01 con nếu con đầu lòng là con gái. Tuy nhiên, tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/ cặp vợ chồng .
Giáo dục và tuyên truyền
Kế hoạch hóa gia đình ngoài mục đích hạn chế sự gia tăng dân số còn nhằm bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và trẻ em đồng thời đem lại hạnh phúc cho gia đình. Đồng thời tập trung giáo dục về các phương pháp kiểm soát sinh sản và loại bỏ các tư tưởng lạc hậu về bình đẳng giới.
Hình 3: Banner tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình
Tính quyết đoán của các cơ quan quản lý
Một số quốc gia Châu Á đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh. Ví dụ, Trung Quốc đã áp dụng chính sách chỉ được sinh 01 con (nếu là con trai) và được phép sinh thêm 01 con nếu con đầu lòng là con gái. Tuy nhiên, tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/ cặp vợ chồng
Tại Ấn Độ, cường quốc đứng thứ 2 Thế Giới về dân số, chính quyền đã ban hành một số chính sách nhằm kiểm soát tình, kìm hãm tình trạng dân số bùng phát mạnh. Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu giảm tổng tỷ suất sinh của phụ nữ tại các bang đông dân xuống còn 2,1% vào năm 2026 và 1,9% vào năm 2030.
Các nhà chức trách không chỉ đề xuất khích lệ các cặp đôi có hai con, mà còn triển khai các biện pháp hạn chế quyền lợi nhằm giảm bớt tỷ lệ sinh. Cụ thể, các cặp đôi vi phạm chính sách này sẽ bị giới hạn trong việc hưởng các quyền lợi từ chính phủ.
Tóm lại, tình trạng bùng nổ dân số không chỉ làm gia tăng áp lực lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Do đó, cần có những biện pháp toàn diện, bền vững, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nâng cao nhận thức của người dân nhằm chủ động ứng phó với tình trạng này, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Bùng nổ dân số gây ô nhiễm không khí – Cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải
- Bùng nổ dân số gây phát sinh nước thải – Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải